TIN GIẢI TRÍ
Từ sáng sớm 11/7, tin tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải cứu 32 ngư dân Trung Quốc gặp nạn ở Trường Sa đã loang nhanh khắp đảo Lý Sơn. Bà con ngư dân bàn tán, ai nấy đều trầm trồ mấy từ “lại là thằng Phải…”. Bởi như sự sắp đặt ngẫu nhiên của số phận, khi chính ngư dân Phải từng bao lần bị tàu của Trung Quốc tấn công giữa Hoàng Sa, khiến tan gia bại sản. Đỉnh điểm là lần tàu cá của anh bị bắn cháy suýt chết hồi mấy năm trước…
TIN HOT CÙNG CHUYÊN MỤC
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”flase”]
- Cháy xe bồn làm 19 căn nhà bị thiêu ruội.
- Bất thường trước sự bất thường của 4 tuyến đường Thủ Thiêm.
- Đất Phước Kiển được bán với giá và những bí ẩn đằng sau.
[/dt_list]
LIÊN HỆ ĐỔI BẰNG LÁI XE – ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM!
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”true”]
- Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam
- Đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc Tế
- Khóa học bằng lái xe Ô tô B2 giá rẻ
[/dt_list]
Câu chuyện của thuyền trưởng Bùi Văn Phải xuất hiện trên trang nhất báo Tiền Phong số 86 ngày 27/3/2013
Chiều 12/7, trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn), lại nghe thêm toàn những tin vui về Phải.
Cứu ngư dân Trung Quốc bằng “con tàu tình nghĩa”
Ông Chinh thuật lại những thông tin được thuyền trưởng Phải báo cáo về qua máy liên lạc ICOM. Tàu cá QNg 96169 TS của ngư dân Bùi Văn Phải xuất bến Lý Sơn trưa 9/7. Rạng sáng 11/7, sau khi vượt 300 hải lý, tàu ra tới vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đảo Song Tử Tây khoảng 150 hải lý về phía tây bắc.
Nhưng chưa kịp đánh bắt thì đã “gặp chuyện”. Các ngư dân Việt Nam bất chợt phát hiện cảnh tượng mấy chục người nước ngoài đang hoảng hốt kêu cứu vô vọng trên 5 chiếc ca nô nhỏ trôi dạt giữa biển khơi. Sau mới biết đó là ngư dân Trung Quốc sống sót sau khi tàu cá của họ bị phá nước chìm nghỉm từ lúc nào.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải lập tức cho tàu áp sát và cùng ngư dân của mình lần lượt đưa người bị nạn lên tàu. Vừa cung cấp thức ăn, nước uống, kiểm tra sức khỏe cho các nạn nhân, thuyền trưởng Phải vừa điện báo cho đài trực canh trên bờ. Thông tin nhanh chóng được chuyển về Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, rồi cơ quan cứu nạn quốc gia.
Chắc các ngư dân Trung Quốc may mắn được cứu sống giữa biển khơi sáng 11/7 ấy không biết chiếc tàu cá cứu mình chính là “chiếc tàu tình nghĩa” dưới sự chỉ huy của một thuyền trưởng trẻ tuổi vốn “nổi tiếng” vì gặp những tai ương khốc liệt do chính phía Trung Quốc gây ra.
Gọi là “tàu tình nghĩa”, bởi con tàu QNg 96169 TS công suất 605 CV trị giá 5 tỷ đồng này được đóng bởi số tiền mà nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ thông qua Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động (báo Lao động), từ Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động hồi năm 2013.
Năm ấy, sau khi bị phía Trung Quốc bắn cháy tàu giữa Hoàng Sa, thuyền trưởng Bùi Văn Phải thoát chết trở về trắng tay, nợ nần chồng chất. Để động viên người thuyền trưởng trẻ tuổi quả cảm, con tàu tình nghĩa QNg 96169 TS này đã được trao để anh tiếp tục vươn khơi.
Vụ cháy tàu giữa Hoàng Sa 6 năm trước…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và làm việc tại Lý Sơn ngày 15/4/2013 đã trò chuyện, động viên thuyền trưởng Bùi Văn Phải. ảnh: Lê Văn Chương
Đó là số phận con tàu cá cũ của Bùi Văn Phải mang số hiệu QNg 96382 TS, sau đó trở nên nổi tiếng trên công luận trong và ngoài nước, vì bị tàu Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy giữa Hoàng Sa sáng 20/3/2013.
Thời điểm ấy biển Hoàng Sa đang động, sóng lớn. Hơn chục ngày trời vừa đương đầu với sóng dữ, vừa tránh né cuộc truy đuổi, phun vòi rồng dữ dằn của các tàu ngư chính Trung Quốc, tàu của Phải hầu như không đánh bắt được gì.
Sáng 20/3/2013, tai họa ập đến. Phát hiện tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 786 từ xa lao tới, thuyền trưởng Phải liền cho tàu mình rút lui. Cuộc truy đuổi dữ dằn kéo dài hơn 30 phút, giữa biển động. Cuối cùng, 4-5 phát súng từ tàu Trung Quốc bắn thẳng vào tàu của Bùi Văn Phải, cabin tàu lập tức bốc cháy ngùn ngụt. Toàn bộ 9 ngư dân trên tàu QNg 96382 TS liều mình lao lên tát nước dập lửa, vì 4 bình gas đầy đang nằm cách đó không xa. Chỉ cần một bình gas phát nổ thì không ai sống sót. Giữa lúc hiểm nghèo cứu tàu, thuyền trưởng 24 tuổi Bùi Văn Phải vẫn kịp tháo lá cờ Tổ quốc đang cắm ở mũi tàu đã bị cháy sém để cuốn vào ngực… Lá cờ cháy sém này sau đó đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Thuyền trưởng Bùi Văn Phải được Trung ương Đoàn trao danh hiệu Tuổi trẻ dũng cảm, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ, động viên…
Nhưng mọi sự vinh danh cũng không át được thực tế cay đắng. Thoát chết trở về, người và tàu cháy sạm, cũng là lúc Bùi Văn Phải bị lấy lại tàu QNg 96382 TS. Số là con tàu ấy trị giá hơn 500 triệu đồng, mà vốn góp vào của Phải chỉ có khoảng 1/4, còn lại thuộc về chủ nậu ở trong đất liền bỏ tiền đầu tư. Thế nhưng suốt hai năm 2012, 2013, vận rủi đeo bám mãi người thuyền trưởng mới ngoài hai mươi tuổi này. Liên tiếp hàng chục lần tàu anh bị phía Trung Quốc truy đuổi, cướp phá, lỗ tổn nặng nề khiến chủ nậu nhiều lần đòi lấy lại tàu.
Sau vụ tàu bị bắn cháy, chủ nậu lại đòi lại tàu, nhưng Phải vẫn xin cố tìm cách ra khơi để “vớt vát”…
Trắng tay vì cứu tàu bạn
“Giọt nước tràn ly” thực sự đến với Bùi Văn Phải khoảng 5 tháng sau đó.
Đầu tháng 8/2013, con tàu QNg 96382 TS vẫn còn loang lổ vết cháy đen của Phải ra khơi. Đến Hoàng Sa, chưa kịp khai thác “vựa” hải sâm nức tiếng ở ngư trường này thì Phải nhận được thông tin tàu cá QNg 90153 TS của ngư dân Mai Văn Cường (xã An Vĩnh, Lý Sơn) với 14 lao động trên tàu bị hỏng máy đang trôi dạt gần đảo Phú Lâm.
Đó là buổi tối 4/8/2013, khi bão số 6 đang tràn vào biển Đông. Một tình huống đặc biệt khó xử, giữa mối lợi hải sản ngay trước mắt để có thể bù đắp phí tổn và kiếm tiền trả nợ, và một bên là bỏ tất cả để đi cứu bạn.
Bùi Văn Phải và đồng nghiệp Phạm Quang Thạnh trên con tàu QNg 96382 TS bị tàu Trung Quốc bắn cháy giữa Hoàng Sa ngày 20/3/2013. ảnh: Lê Văn Chương
Cuối cùng Bùi Văn Phải quyết định đi cứu bạn, dù bị không ít ngư dân trên tàu phản đối. Cuộc ứng cứu diễn ra giữa đêm tối. Cuối cùng, sau hai ngày trời vật lộn với sóng dữ, đến chiều tối 6/8/2013, cả hai tàu dắt nhau về đến Lý Sơn. Chuyến ấy tàu của Phải bị lỗ hơn 70 triệu đồng, mình anh phải gánh chịu. Để rồi lần này, Bùi Văn Phải chính thức mất tàu.
Đêm ấy ở Lý Sơn, Phải tâm sự: “Ai ra biển mà không muốn có thu nhập, nhưng mà bỏ mặc tàu bạn đang bị nạn em không đành. Giữa biển khơi, ai lại làm thế. Em biết trước sẽ lỗ, sẽ chịu nhiều hậu quả, nhưng làm sao bỏ bạn khi hoạn nạn được. Nếu không đi cứu bạn bè gặp nạn, thì mình chẳng mang cục nợ, rồi chẳng có tàu vươn khơi như bây giờ. Nhưng em chấp nhận hết”.
Trong thời điểm tàu anh Cường gặp nạn, tàu của Phải không trực tiếp nhận ICOM đề nghị ứng cứu. Bởi theo thông lệ lâu nay, các tàu cá cùng nghiệp đoàn với nhau có trách nhiệm cứu nhau trước. Tàu của anh Cường thuộc nghiệp đoàn An Vĩnh, còn Phải thuộc nghiệp đoàn An Hải. Phải lý giải: “Có lẽ mấy tàu ở An Vĩnh ở cách xa tàu anh Cường. Em nghe thông báo qua ICOM, thấy nói chuyện biết là mọi người ở xa hơn mình nên tới ngay”.
Việc “gia đình QNg 96382 TS” sau bao gắn bó thăng trầm với nhau giờ rã đám, thất nghiệp đói khổ là điều khiến người thuyền trưởng mới 25 tuổi ấy xót xa nhất. Để kiếm tiền chữa bệnh cho vợ và mưu sinh gia đình, thuyền trưởng Phải ngày ngày vác lưới ra biển đi quanh quẩn kiếm vài con cá nhỏ về bán. Nhưng dù đói khổ, anh vẫn quyết không đi làm “bạn” (làm thuê) cho tàu khác, mà vẫn âm thầm tìm cách chạy vạy mượn người thân, bạn bè với hy vọng sẽ sắm được con tàu mới để tự mình cầm lái vươn khơi.
Cái kết có hậu
Thời điểm bài báo này phát hành, Bùi Văn Phải vẫn đang cùng các ngư dân của mình lênh đênh giữa Trường Sa trên “con tàu tình nghĩa” QNg 96169 TS vừa cứu sống 32 ngư dân Trung Quốc.
Chiều 12/7, ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn) thông tin với Tiền Phong, tàu QNg 96169 TS được Huyện ủy Lý Sơn, Liên đoàn Lao động tỉnh và nghiệp đoàn nghề cá An Hải giao cho Phải từ tháng 3/2014, nay làm ăn rất phát đạt, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của mỗi thuyền viên trên tàu đạt khoảng 25 triệu đồng mỗi tháng.
Theo cam kết, mỗi năm tàu đóng góp vào quỹ của nghiệp đoàn 150 triệu đồng. Sau 3 năm đầu, hiện nay mỗi năm rút xuống còn 145 triệu. Nghiệp đoàn An Hải lo khoản đóng bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên. Tiền thu về nghiệp đoàn dùng để hỗ trợ các ngư dân khác gặp khó khăn, tai ương trên biển.
Một tin vui nữa, là sức khỏe của chị Nguyễn Thị Nở vợ thuyền trưởng Phải đã tốt hơn trước, ít còn đau ốm. Ngôi nhà nhỏ ở thôn Đông An Hải ngày trước nay cũng đã xây lại khang trang.
Từ năm 2018, Bùi Văn Phải cùng anh em trong nhà đã sắm thêm được một tàu cá mới 400 CV. Tàu mang biển QNg 96267 TS do anh Ngô Văn Ngãi làm thuyền trưởng. Và vẫn bám biển trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa, Trường Sa….
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải sinh năm 1989, quê quán xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Cha là ông Bùi Nồi, cũng là một ngư dân có tiếng ở Lý Sơn, không may mất sớm. Là anh cả của hai em nhỏ và là trụ cột gia đình, từ năm 13 tuổi Bùi Văn Phải đã nghỉ học theo người lớn ra khơi mưu sinh nuôi các em. Đến nay mới tròn 30 tuổi, Bùi Văn Phải đã có gần 20 năm bám biển, nổi tiếng là một thuyền trưởng can trường và hào hiệp. |