privacy

about us

write

contact

shop

Đổi bằng lái xe quốc tế

Đổi bằng lái xe nước ngoài

Đổi GPLX cho người nước ngoài

Văn phòng Doanh Nhân Việt

Liên hệ

5 điểm đặc biệt cần nhớ khi sử dụng xe số sàn

Kiến Thức Cần Biết.
Thứ Bảy, ngày 15/12/2018 09:00 AM (GMT+7)

Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật.

1. Nhịp nhàng côn ra ga vào

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “côn ra ga vào” (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

2. Số phù hợp tốc độ

Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Thông thường sẽ là: số 1 tương ứng với tốc độ 5-10km/h, số 2: 10-15km/h, số 3: 15-30km/h, số 4: 35-40km/h, số 5: trên 45km/h.

3. Không đạp côn trước khi phanh

Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.

Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần đạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

4. Kinh nghiệm đềpa

Khi đềpa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 – 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.

5. Không nên lạm dụng số 0

Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Theo Nhật Nguyên (Khám Phá)

 

 

 

Nhiều người quan tâm

spot_img

Bài viết cùng tác giả

Gần 63% người dân đồng tình hạn chế xe cá nhân ở TP.HCM

Tin giải trí. Thứ Bảy, ngày 02/03/2019 09:48 AM (GMT+7) Qua phỏng vấn và khảo sát 35.000 phiếu trên địa bàn TP.HCM, đơn vị chức năng...

5 lưu ý giúp bạn luôn lái xe an toàn trong mọi trường hợp

Kiến thức cần biết. Thứ Bảy, ngày 03/03/2019 09:01 AM (GMT+7) Không đeo dây an toàn sẽ dẫn tới khả năng chấn thương trong trường hợp...

Ngắm dàn người đẹp nóng bỏng bên siêu xe tại triển lãm VietNam AutoExpo 2018

Người đẹp và xe. Thứ Bảy, ngày 02/03/2019 09:00 AM (GMT+7) Những cô gái trong triễn lãm xe tại Vietnam AutoExpo 2018 làm đốn tim phái...

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Hạn chế xe qua khu vực Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM

Tin giải trí. Thứ Sáu, ngày 01/03/2019 09:53 AM (GMT+7) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa...