KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ khoang máy xe ô tô, giúp những chiếc xế yêu của bạn luôn được sạch sẽ và vận hành ổn định.
TIN HOT CÙNG CHUYÊN MỤC
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”flase”]
[/dt_list]
LIÊN HỆ ĐỔI BẰNG LÁI XE – ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM!
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”true”]
- Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam
- Đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc Tế
- Khóa học bằng lái xe Ô tô B2 giá rẻ
[/dt_list]
Khoang máy là một trong những bộ phận chính quyết định xe có vận hành ổn định hay không. Chính do đó, vệ sinh khoang máy là một trong những việc làm rất cần thiết, giúp bạn có thể yên tâm sử dụng xe di chuyển trên mọi cung đường.
Trước khi tiến hành dọn dẹp khoang máy, chúng ta hãy để động cơ nguội hẳn trong vòng từ 15 đến 30 phút. Cách này giúp động cơ cũng như các chi tiết quan trọng không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hiện nay, hầu hết các mẫu xe hiện có ở Việt Nam đều được trang bị nắp máy, chỉ có số ít, chủ yếu là ô tô cũ không có chi tiết này. Nhờ có nắp máy mà động cơ cũng như các bộ phận quan trọng được bảo vệ đáng kể khỏi các tác nhân bên ngoài.
Bước 1, hãy bịt cổ hút gió trên xe ô tô
Lấy khăn sạch bịt cổ hút gió. Điều này rất quan trọng, giúp ngăn nước lọt vào buồng đốt gây ra hiện tượng thủy kích. Cẩn thận hơn bạn có thể vận dụng các cách tháo cổ hút gió để dễ dàng vệ sinh khoang máy. Ngoài ra, khu vực hộp đen của xe cũng phải được che đậy bằng khăn khô hoặc nilon. Hãy đảm bảo rằng những bộ phận quan trọng như ắc quy, hộp đen đã được che đậy cẩn thận.
Bước tiếp theo, sử dụng dung dịch vệ sinh khoang máy để xịt lên các khu vựng xung quanh động cơ
Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy lên các khu vực xung quanh động cơ và mặt trong nắp capo để làm mềm và hòa tan chất bẩn, loại bỏ cặn ở ngóc ngách. Lưu ý đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ trước khi tiến hành xịt hóa chất.
Hiện nay, trên thị trường có bán các loại dung dịch chuyên dụng của Meguiars, 3M hoặc Black Magic dùng để vệ sinh khoang động cơ ô tô. Nếu chăm sóc xe tại nhà, chủ xe nên trang bị các loại dung dịch này thay vì dung xà bông hay các chất tẩy rửa có thể làm ăn mòn các chi tiết kim loại, cao su trong khoang máy. Sau đó, xịt nước lên khoang máy và bên dưới nắp capo qua một lượt cho sạch sẽ
Bước 5: Phun dung dịch lên khoang máy ô tô
Sau khi rửa qua một lượt, bề mặt khoang máy vẫn còn ướt, chúng ta phun dung dịch lên khoang máy và mặt dưới nắp capo.
Bước 6: Lấy chổi hoặc cọ chà sát lên toàn bộ khu vực xung quanh động cơ.
Bước 7: Tháo bỏ nắp máy vệ sinh
Trong lúc đợi dung dịch vệ sinh tác dụng, chúng ta tháo bỏ nắp máy rồi vệ sinh bằng hơi nước nóng. Trên bề mặt động cơ có các bộ phận điện tử nên không được xịt nước, thay vào đó chúng ta dùng bàn chải đánh răng cũ cọ sạch các ngõ ngách, kẽ.
Bước 8: Rửa sạch khu vực xung quanh
Đậy nắp khoang máy tránh nước văng vào động cơ, sau đó xịt nước rửa sạch khu vực xung quanh.
Bước 9: Lau sạch các chi tiết trên khoang máy ô tô
Sau khi dung dịch tẩy rửa đã có tác dụng chúng ta lấy giẻ khô lau sạch các chi tiết trên khoang máy. Dùng bình xịt khí nén hỗ trợ.
Bước 10: Rửa nắp máy
Mọi việc cơ bản đã hoàn tất, chỉ còn một công đoạn cuối cùng là rửa nắp máy.
Tuỳ theo từng dòng xe sẽ có cách bố trí khoang máy khác nhau. Chính do đó, cần chuẩn bị một số đồ bảo hộ và vật dụng che đậy các bộ phận quan trọng như nắp máy, ắc quy (hoặc tháo bỏ ắc quy nếu cần thiết) hoặc hộp đen.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả!