KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Sáng chở bố mẹ đi khám bệnh, xe hết xăng, tấp vào đổ. Trời nóng, sợ cả 2 mệt nên vẫn nổ máy, bật điều hòa. Ông cụ nghiêm mặt bảo: “Anh lỗi quá, tắt máy xuống xe ngay đi”.
TIN HOT CÙNG CHUYÊN MỤC
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”flase”]
[/dt_list]
LIÊN HỆ ĐỔI BẰNG LÁI XE – ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM!
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”true”]
- Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam
- Đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc Tế
- Khóa học bằng lái xe Ô tô B2 giá rẻ
[/dt_list]
Gượng cười bảo: “Mẹ bệnh mà bố, với lại lâu lâu mới có một lần, chứ bình thường con vẫn tắt máy”. Cụ nói ngay: “Đấy, lái xe mà chủ quan, dù một lần thì khi có chuyện, hối không kịp”.
Xem thường cháy nổ
Ngẫm thì cũng đúng, ngay từ đầu học lái, việc tắt máy trước khi đổ xăng là điều cơ bản ai cũng phải biết. Chưa kể, nhiều cây xăng còn dán hẳn những bảng khuyến cáo về điều này để nhắc nhở tài xế. Âu cũng để tránh những trường hợp dẫn đến việc cháy nổ tại trạm xăng.
Nguyên nhân của vấn đề này giải thích cũng đơn giản thôi. Trong quá trình đổ xăng thì hơi xăng trong bình sẽ thoát ra ngoài. Lúc này, nếu xe vẫn nổ máy thì nhiệt độ động cơ rất cao, truyền nhiệt tới hệ truyền động, kết hợp với tia lửa điện thì bắt lửa là điều mười mươi ra đó, chạy đi đâu.
Thực tế cho thấy, nhiều ô tô, trạm xăng bị thiêu rụi. Tài sản giá trị tích góp bao nhiêu năm bay vèo trong chốc lát. Chưa kể thương tích, chết chóc chẳng thiếu gì. Tuy vậy, nhiều người vẫn thờ ơ với việc này. Thậm chí còn nguy hiểm hơn khi có một số tài xế tỏ ra xem thường, ta đây nắm rõ các biện pháp an toàn, hơi đâu lo xa.
Ông cụ nói chẳng sai, đôi khi chủ quan trong mấy giây, cái giá trả quá đắt. Mà cái bản tính con người mình là vậy, thâm căn cố đế. Một chút thôi mà, có sao đâu. Rồi tắt máy đi, trời nóng, xe ngộp, ai chịu cho thấu. Có xe hơi là để hưởng thụ, tránh nắng, mưa, bụi bặm….Chứ đâu phải ngồi chịu đựng, một phút thôi cũng không thể chấp nhận được.
Chưa kể, một số ông còn vô tư phê pha thuốc lá cho đỡ buồn khi chờ đợi. Thèm mà, 2 tay cầm vô lăng sao hút. Nghỉ đổ xăng thì tranh thủ mở cửa, làm một điếu ngay. Rồi có bà móc điện thoại hỏi chồng đã đi làm về chưa, hôm nay có chịu về nhà ăn cơm hay vẫn tụ tập ăn nhậu với đám bạn…Ai đâu để ý, bà hỏa đứng sẵn bên ngoài chờ cơ hội là châm lửa ngay.
Xuống xe hay không xuống?
Đó là nói về an toàn, cháy nổ chứ thật ra khi đi đổ xăng cũng gặp nhiều trường hợp khó xử lắm. Thói quen của mình và phần đa những người có công việc bận rộn là cứ tắt máy xe, hạ kính và bảo nhân viên đổ xăng. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tranh thủ nghỉ ngơi hoặc làm việc, trò chuyện với người bên cạnh.
Nhưng một số người cẩn thận thì xuống xe, mở nắp bình xăng cho nhân viên. Họ cho rằng đó là phép lịch sự, thể hiện sự tôn trọng giành cho nhân viên bán hàng. Hành động này cũng góp phần an toàn hơn cho chiếc xe của mình, có thể kiểm tra được nắp bình xăng có được đậy lại kỹ càng hơn. Ông cụ nhà mình là một điển hình chứ đâu xa.
Nhưng hiện nay các cửa hàng bán xăng khuyến khích tài xế mở cửa sổ đưa tiền và đóng kính lại ngồi nguyên trên xe. Việc đổ đã có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, thật thà, không gian lận giúp đỡ. Chưa kể, một số chỗ còn phục vụ tận tình với những chai nước suối hay khăn lạnh cho khách nữa.
Tôn trọng hay không là do thái độ cư xử của mình thôi. Xuống xe mà hách dịch, sai khiến nhân viên với kiểu ta đây có tiền có thể có quyền làm phiền thiên hạ thì đố ai chịu được.
Dịch vụ của cây xăng là vậy, mình đừng ngại ngùng, cứ chấp nhận và đáp trả lại bằng thái độ chân thành nhất, thường xuyên ghé đổ xăng là điều mà họ muốn nhất rồi. Chứ cứ nhất quyết xuống xe mới là tôn trọng thì có vẻ không hợp thời cho lắm.
Nói tóm lại, mỗi người khi mang xe của mình đi đổ xăng thì tốt nhất nên tắt máy xe cho an toàn. Còn việc ngồi trên xe hay xuống là tùy thuộc vào trường hợp khác nhau. Quen thì sao cũng được, lạ thì mình nên xuống xe. Quan trọng là thái độ của mình ứng xử với nhau mà thôi.