KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Hệ thống tăng áp (turbocharger) cho động cơ ra đời ban đầu với mục đích bù công suất cho xe khi lên những khu vực vùng cao nơi có không khí loãng không đủ lượng oxi cho quá trình đốt cháy hổn hợp hoà khí. Hầu hết các xe máy dầu đều sử dụng tăng áp, ngày nay tăng áp được sử dụng rộng rãi với động cơ xăng.
TIN HOT CÙNG CHUYÊN MỤC
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”flase”]
[/dt_list]
LIÊN HỆ ĐỔI BẰNG LÁI XE – ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM!
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”true”]
- Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam
- Đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc Tế
- Khóa học bằng lái xe Ô tô B2 giá rẻ
[/dt_list]
1. Tăng áp cho động cơ đốt trong được chia làm 2 loại: turbocharger (tăng áp) và supercharger (siêu nạp)
2. Bộ tăng áp là một công cụ cơ khí được vận hành nhờ năng lượng từ chính dòng khí thải từ động cơ làm quay các tua-bin nén khí để đẩy vào các xy-lanh, càng nhiều không khí đi vào buồng đốt thì quá trình đốt cháy hổn hợp hoà khí càng mãnh liệt và hiệu quả góp phần giúp tăng công suất.
3. Hệ thống tăng áp ra đời ban đầu với mục đích đẩy thêm lượng oxi vào buồng đốt khi xe hoạt động ở vùng cao nơi không khí loãng, lượng oxi trong không khí thấp. Hiện nay, tăng áp được sử dụng rộng rãi thay thế cho động cơ hút khí tự nhiên vốn đòi hỏi động cơ có dung tích lớn. Động cơ tăng áp cho công suất đầu ra lớn, mô men xoắn có thể đạt giá trị cao ở vòng tua sớm và mức tiêu hao nhiên liệu cũng ít hơn.
4. Các cánh quạt tua-bin bộ tăng áp có thể quay đến tốc độ 150.000 vòng/phút – gấp 30 lần tốc độ tua máy của hầu hết các động cơ (thông thường redline 5.000 rpm)
5. Động cơ turbo luôn có độ trễ (turbo-lag) vì hệ thống tăng áp hoạt động bằng dòng khí xả làm quay cánh quạt tua-bin nén không khí vào buồng đốt vì thế đòi hỏi tua máy phải lớn tăng áp mới làm việc hiệu quả vì thế nó sẽ có độ trễ khi tua máy chưa cao.
Hiện nay, hãng Mercedes-Benz đã sử dụng hệ thống trợ lực máy nén khí – EQ Boost để đảm bảo dòng khí nạp vào động cơ luôn được giữ ở mức ổn định, loại bỏ được tình trạng trễ của tăng áp.
6. Nhược điểm của tăng áp.- Nhược điểm dể nhận thấy nhất ở động cơ tăng áp là âm thanh ống xả thiếu đi sự uy lực, ví dụ như âm thanh ống xả từ một chiếc Ferrari 458 sử dụng máy V8 hút khí tự nhiên 4.5L cho tiếng nổ uy lực hơn Ferrari 488 GTB ở thế hệ hiện tại với động cơ V8 3.9L tăng áp. Hoặc xe đua F1 dùng máy tăng áp sẽ ít đi tiếng ”thét” đầy uy lực của động cơ hút khí tự nhiên.- Về độ bền thì những động cơ tăng áp đều được các hãng xe thiết kế có sức bền vật liệu cao nên vòng đời tương đương với những động cơ hút khí tự nhiên. Tuy nhiên, nếu xảy ra hư hỏng thì chi phí cho thay thế hệ thống tăng áp chắc chắn sẽ ngốn nhiều hơn là động cơ hút khí tự nhiên.
7. Không chỉ đơn thuần là hệ thống tăng áp và làm mát không khí nạp (intercooler), đã có thêm nhiều cải tiến mới cho động cơ tăng áp như: tăng áp điều khiển cánh eVGT, VGT – (Variable Geometry Turbocharger) làm thay đổi góc quay ở các cánh điều chỉnh turbin, giúp tăng áp ở tốc độ thấp hay EQ Boost đảm bảo dòng khí nạp luôn ổn định… Động cơ tăng áp đã được phát triển mạnh mẽ nhờ đáp ứng nhu cầu của người dùng, cũng như các qui định nghiêm ngặt về khí thải ô tô ở từng khu vực trên thế giới. Động cơ sử dụng tăng áp thường nhỏ hơn so với động cơ hút khí tự nhiên. Điều này làm cho động cơ hoạt động hiệu quả và nó ít hao tốn nhiên liệu hơn – về mặt lý thuyết. Chưa hết, động cơ nhỏ hơn cũng cho phép các nhà sản xuất ô tô làm khoang động cơ nhỏ hơn trong khi mở rộng được không gian nội thất. Động cơ tăng áp cỡ nhỏ đã đem lại những lợi ích lớn cho cả nhà sản xuất và lẫn người tiêu dùng, ít nhất là trong tương lai gần.