Một số bạn có nhắn tin riêng với mình nhờ mình tư vấn về việc nâng dấu bằng lái xe. Nên hôm nay mình viết bài này giải đáp chung cho các bạn đang có bằng lái xe B2 muốn nâng dấu lên D hoặc cao hơn.
Đầu tiên mình sẽ giải thích với mọi người thuật ngữ “nâng dấu bằng lái xe“. Đại khái, nâng dấu bằng lái xe ô tô là việc làm cho giấy phép lái xe có nhiều chức năng hơn, cụ thể là điều khiển được nhiều loại xe, hoặc loại xe vận tải nặng hơn.
Ví dụ cụ thể, bạn đang có bằng lái xe B2, lái xe dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, nếu bạn muốn chở hàng hay lái loại xe tài hạng nhẹ, nặng hoặc lái xe khách 14 chỗ, là bạn cần đến thủ tục nâng dấu bằng lái xe ô tô.
1. Dưới đây là một số loại bằng lái xe ô tô hiện nay
- Hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
- Hạng C : Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B2.
- Hạng D : Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe) cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B2 và C.
- Hạng E : Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B2, C và D.
- Hạng F : Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng có thể kéo rơ-mooc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ-mooc, ô tô nối toa.
2. Điều kiện nâng dấu bằng lái xe ô tô B2, C, D, E, F
- Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.
- Trường hợp nâng hạng bằng lái hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng giấy phép lái xe lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000km lái xe an toàn.
- Trường hợp nâng hạng từ bằng lái hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000km lái xe an toàn.
- Nâng hạng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc 9/12) trở lên.
- Độ tuổi lái xe tối thiểu theo quy định:
– Từ 18 tuổi trở lên được học bằng lái B2.
– Từ 21 tuổi trở lên được học bằng lái C.
– Từ 24 tuổi trở lên được nâng hạng bằng lái D,E.
3. Thủ tục nâng hạng bằng lái xe ô tô như thế nào?
Hồ sơ nâng dấu bằng lái theo quy định của sở GTVT bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch cấp GPLX (theo mẫu) được phát tại các cơ sở đào tạo lái xe
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (theo mẫu) có dán ảnh và không quá 12 tháng kể từ ngày cấp
- Bản sao hồ sơ hạng GPLX hiện có
- Bản phôtô CMND hoặc Hộ chiếu còn thời hạn
- Xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc bản khai có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nếu là chủ xe (hoặc xe của hộ gia đình) về thời gian và số km lái xe an toàn.
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E
- 06 ảnh màu 3x4cm kiểu CMND
Trên đây là những thông tin cần thiết về nâng dấu bằng lái xe ô tô mọi người có thể tham khảo. Nếu có gì thắc mắc các bạn có thể vui lòng liên hệ với trung tâm theo số điện thoại sau:
Hotline hỗ trợ tư vấn: 0932.100.040 – 0938.35.18.28