KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày. Một phần nguyên nhân gây tai nạn đến từ sự say xỉn và mệt mỏi của các tài xế vào buổi tối. Sau đây là những mẹo sẽ giúp các lái xe tỉnh táo và giữ an toàn khi đi trên đường vào ban đêm.
TIN HOT CÙNG CHUYÊN MỤC
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”flase”]
[/dt_list]
LIÊN HỆ ĐỔI BẰNG LÁI XE – ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM!
[dt_list style=”1″ bullet_position=”middle” dividers=”true”]
- Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam
- Đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc Tế
- Khóa học bằng lái xe Ô tô B2 giá rẻ
[/dt_list]
Cách hạn chế lóa mắt
Rất nhiều xe hơi hiện nay sử dụng đèn pha cường độ cao HID và đèn pha LED. Những loại đèn pha này có tính thẩm mỹ và đem đến độ chiếu sáng vượt trội hơn so với đèn pha ngày trước. Tuy nhiên, so với đèn halogen kiểu cũ, những kiểu đèn pha mới này có thể gây lóa mắt và bất tiện cho tài xế phía đối diện.
Có hai kiểu ánh sáng lóa. Các chuyên gia của Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn pha HID và LED còn tệ hơn cả đèn halogen ở mức độ lóa gây khó chịu, khiến người đối diện phải nhăn mắt lại và ngoảnh đi chỗ khác.
Tin tốt là đèn HID và LED không quá tệ so với đèn pha halogen nếu xét đến kiểu lóa thứ 2, gọi là độ lóa hạn chế tầm nhìn. Đây là kiểu lóa nguy hiểm nhất, khi ánh sáng chói có thể thực sự làm mất tầm nhìn trên đường của lái xe.
Tuy nhiên dù là kiểu đèn pha nào thì cũng hãy tránh nhìn thẳng vào đèn hoặc ánh sáng của đèn. Nếu không may gặp phải xe có đèn quá sáng khiến người lái cảm thấy khó chịu, hãy đi chậm lại và giữ khoảng cách an toàn ở trong làn bằng cách tập trung vào vạch kẻ đường hoặc thậm chí là lề đường cho đến khi phương tiện đi qua. Điều này sẽ giúp lái xe lấy lại tầm nhìn toàn cảnh sớm hơn.
Vệ sinh kính chắn gió và đèn pha
Kính chắn gió bẩn có thể làm giảm tầm nhìn vào ban ngày, và khiến mọi chuyện còn tệ hơn vào ban đêm. Một kính chắn gió bẩn có thể bóp méo tầm nhìn khiến việc quan sát các tín hiệu trên đường trên đường khó khăn hơn.
Hãy giữ cho kính chắn gió luôn sạch. Lau qua một lần nếu cần trước khi khởi hành; việc này sẽ khiến chuyến đi vào ban đêm an toàn hơn. Ngoài ra, đèn pha cũng là một bộ phận quan trọng cần bảo dưỡng. Phạm vi chiếu và độ sáng của đèn pha có thể bị giảm đi nếu bị che phủ bởi băng, tuyết hay bụi bẩn. Hãy đảm bảo đèn pha luôn sạch sẽ và sáng bóng.
- Cách khôi phục đèn pha khi bị mờ
Xử lý đèn pha bị mờ
Hiển nhiên đèn pha màu vàng và đục sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của xe. Sự đổi màu này là do ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài đã phá hủy lớp phủ nhựa của đèn pha. Vì vậy sẽ khó mà thấy màu vàng này trên các xe mới.
Nhưng có thể ít người nhận ra rằng đèn pha màu đục có thể liên quan đến vấn đề an toàn. Theo một cuộc khảo sát, đèn pha bị ố vàng tạo ra ít ánh sáng hơn đến 20% so với đèn pha mới. Độ chiếu sáng thấp như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn xa trên những đoạn đường tối hoặc ít ánh sáng. Tầm nhìn giảm vào ban đêm đồng nghĩa với độ an toàn thấp hơn.
Nếu các thấu kính nhựa bị vàng đến mức khó nhìn thấy bóng đèn, đã đến lúc phải bảo dưỡng hoặc thay thế. Các cửa hàng phụ tùng ô tô có sẵn bộ dụng cụ khôi phục chất lượng đèn pha.
Nhưng nếu muốn có một sự cải thiện toàn diện, hãy bỏ qua việc bảo dưỡng và thay đèn pha mới nếu có điều kiện.
Điều chỉnh đèn pha
Đèn pha ô tô có thể bị lệch theo thời gian. Một tai nạn hay thậm chí một va chạm nhỏ cũng khiến đèn pha bị lệch, ảnh hưởng đến phạm vi chiếu sáng. Sách hướng dẫn sử dụng xe sẽ cung cấp chính xác cách điều chỉnh đúng luồng sáng của đèn pha. Bạn cũng có thể nhờ các đại lý xe xử lý hộ nếu cảm thấy không chắc chắn.
Độ sáng trong xe
Giữ cho nguồn sáng ở cụm đồng hồ lái và những nơi khác trong cabin ở mức. Nếu có quá nhiều ánh sáng bên trong xe, đồng tử mắt sẽ co lại như khi đang đi dưới trời nắng, khiến việc quan sát đường tối khó khăn hơn.
Điều này rất đáng lưu ý khi nhiều dòng xe hiện tại được trang bị màn hình thông tin giải trí lớn và phát sáng rực rỡ. Hãy tham khảo sách hướng dẫn nếu bạn chưa biết cách giảm độ sáng của màn hình thông tin giải trí để giảm độ loá những vẫn nhìn thấy những thông số quan trọng.
Màu kính mắt
Một số nhà sản xuất kính mắt cung cấp các loại kính được cho là có thể giúp lái xe nhìn rõ hơn vào ban đêm. Những loại kính này thường có tròng kính màu vàng hoặc hổ phách. Theo các chuyên gia đo thị lực, những loại kính này – và tất cả các kính có tròng kính màu – đều không tốt cho việc lái xe vào ban đêm.
Mặc dù kính có tròng kính màu có thể khiến mọi thứ trông có vẻ sáng hơn, các sắc thái của chúng lại thực sự chặn ánh sáng trong một số trường hợp nhất định. Thấu kính màu có thể khiến việc đọc biển báo và đèn tín hiệu giao thông cũng như quan sát người đi bộ hay các chướng ngại vật khó khăn hơn.
Lớp phủ mắt kính
Nếu sử dụng kính theo đơn thuốc, hãy chắc chắn chỉ đeo kính không màu vào buổi tối. Tuy nhiên, sự phản chiếu từ bảng điều khiển cũng như đèn pha của xe đang tiến đến sẽ khiến việc quan sát đường rõ ràng khó khăn hơn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng tròng kính có lớp phủ chống lóa. Lớp phủ này sẽ giúp việc nhìn đường khi lái xe vào ban đêm thuận tiện hơn.
Chăm sóc mắt
Khi mắt bị thiếu ẩm, bất cứ thứ gì làm lóa mắt vào buổi tối dường như sẽ tồi tệ hơn. Để giữ cho mắt không bị khô, hãy điều chỉnh gió điều hòa không thổi trực tiếp vào mặt. Thêm nữa, hãy chớp mắt liên tục. Sẽ rất dễ quên làm việc này nếu lái xe đang tập trung lái – ví dụ như đang phải căng mắt dò dẫm trên đoạn đường tối hay đường cao tốc vào một đêm mưa hoặc tuyết.
Hãy giữ cho đôi mắt luôn ẩm bằng cách chớp mắt thường xuyên, đặc biệt nếu đeo kính áp tròng.
Triệu chứng khô mắt là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Nếu phải vật lộn với vấn đề này, tốt nhất lái xe nên tự điều trị bằng một số loại thuốc nhỏ mắt bôi trơn trước khi bắt đầu chuyến đi vào ban đêm; hãy để một chai thuốc nhỏ mắt trong hộc đựng đồ để có thể tiện sử dụng.
Nếu sau khi áp dụng những mẹo như trên mà vẫn gặp khó khăn với việc bị lóa khi lái xe vào ban đêm hoặc quan sát các chướng ngại vật ở trên đường, chứng tỏ mắt đang gặp phải các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc có sự cố với kính áp tròng. Hãy đến bác sỹ để kiểm tra vì sự an toàn khi ngồi sau tay lái.
F.N – Theo DDDN