privacy

about us

write

contact

shop

Đổi bằng lái xe quốc tế

Đổi bằng lái xe nước ngoài

Đổi GPLX cho người nước ngoài

Văn phòng Doanh Nhân Việt

Liên hệ

Vụ “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn: Chính quyền xã “tiền hậu bất nhất”

Thứ Tư, ngày 14/11/2018 08:28 AM (GMT+7)

  45 biệt thự nghỉ dưỡng “xẻ thịt” đất rừng tại Sóc Sơn đang là tâm điểm dư luận trong thời gian qua. Những công trình sai phạm đã từng được kiểm tra, lập biên bản nhưng sau đó, công trình cũ không bị tháo dỡ, hàng loạt công trình mới mọc lên hoành tráng hơn.

xẻ thịt rừng xây biệt phủ
xẻ thịt rừng xây biệt phủ

 

Theo UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội), hiện nay có 45 trường hợp công trình vi phạm đất rừng phòng hộ. Trong đó có 27 trường hợp tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí. 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ – bảo vệ môi trường tại thôn Lâm Tường, xã Minh Phú.

Đại diện UBND xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, cho biết, đến nay xã đã thông báo đến từng hộ dân vi phạm trật tự xây dựng trong rừng phòng hộ ở thôn Lâm Trường. Dự kiến trong tháng 11/2018 sẽ xử lý xong 18 trường hợp này. Đây vốn là đất lâm trường giao khoán nhưng lại bị các hộ dân mua bán, xây biệt thự nghỉ dưỡng.

Những khu nghỉ dưỡng: The Choai Villa Sóc Sơn; The Homie Sóc Sơn; The Moonlight Sóc Sơn; Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn; Nhà bên rừng U-LESA… đều cách Ban Quản lý rừng Phòng hộ – Đặc dụng Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) không quá 2km. Thế nhưng nhiều năm qua, Ban quản lý rừng không có biện pháp xử lý hiệu quả.

Cụ thể, ngày 12/12/2017, Ban Quản lý rừng có cuộc họp “giải quyết về việc xây dựng trên đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng Phòng hộ – Đặc dụng Hà Nội quản lý và làm bản cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm trên đất lâm nghiệp”. Qua đó, xác định có 10 hộ sở hữu của những công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ và có cam kết “tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm trên đất lâm nghiệp”.

Đến tháng 9/2018, các công trình cũ không bị tháo dỡ, số lượng vi phạm lên đến 18 công trình. Bao gồm các cá nhân: bà Vũ Thị Hải (3849m2); bà Tạ Phạm Bích Thủy (5.080m2); ông Lê Minh Khôi và bà Nguyễn Thị Tâm (1.813m2)… Các hộ vi phạm đều thuộc khu vực khoảnh 11 và 12 (theo quy hoạch rừng năm 2008) trên địa giới hành chính xã Minh Phú.

 

Những văn bản “ngược”

Về 27 công trình vi phạm đất rừng phòng hộ – đặc dụng tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí, UBND huyện Sóc Sơn cho biết, bên cạnh tiếp tục tạm đình chỉ thi công, địa phương đang phối hợp với Thanh tra thành phố Hà Nội rà soát lại việc chuyển nhượng, cấp giấy phép xây dựng cho các công trình này.

Theo tài liệu PV Tiền Phong thu thập được, trong 27 hộ có công trình xây dựng, đa số đều có các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất: Quyết định điều chuyển người dân lên vùng kinh tế mới (1988); phiếu thu thuế đất ở, đất vườn, biên bản “họp hội đồng xác nhận nguồn gốc đất đối với 27 hộ có công trình xây dựng tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí phục vụ công tác lập hồ sơ hành chính về đất đai, trật tự xây dựng” đề ngày 21/9/2018. Ông Dương Văn Nhuận – Chủ tịch UBND xã Minh Trí làm chủ tịch Hội đồng.

Trong đó có ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Quân – Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi Sóc Sơn: “Xác định toàn bộ 27 công trình xây dựng theo danh sách xét duyệt không vi phạm vào ranh giới hồ Đồng Đò”; Ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thịnh – Đại diện Ban quản lý rừng Phòng hộ – Đặc dụng huyện Sóc Sơn: “Xác định toàn bộ 27 hộ có công trình xây dựng theo danh sách xét duyệt hoàn toàn không nằm trong diện tích giao khoán bảo vệ rừng hàng năm”.

Kết quả cuộc họp thống nhất nguồn gốc đất 27 hộ gia đình, cá nhân có công trình xây dựng tại thôn Minh Tân là đất khai hoang của các hộ dân thôn Minh Tân đi xây dựng khu kinh tế mới Đồng Đò năm 1985. Sau khi nhận chuyển nhượng đất của các hộ thôn Minh Tân đều phá dỡ nhà cũ để xây dựng nhà mới trên nền nhà đất cũ hiện nay đã được UBND xã kiểm tra lập biên bản.

Tuy nhiên, 7 ngày sau UBND xã Minh Trí lại có văn bản gửi UBND huyện Sóc Sơn đề nghị UBND huyện xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm vượt thẩm quyền của chủ tịch UBND xã. Theo đó, xác định hành vi vi phạm của các chủ đầu tư là tự ý chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Cường – trưởng thôn Minh Tân cho biết, người dân cho rằng có dấu hiệu mập mờ khi chính những lãnh đạo xã hôm trước vừa ký biên bản xác nhận nguồn gốc đất cho người dân, ngay hôm sau đã đưa số diện tích này vào diện đất rừng phòng hộ. Người dân đang có đơn kiến nghị tập thể gửi lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về 27 công trình mà Hà Nội cho là sai phạm.

“Chúng tôi đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét công tâm, công khai minh bạch, để những người làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đất nào của người dân xin sớm cấp giấy chứng nhận để người dân yên ổn sinh sống, làm ăn”, trưởng thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn đề nghị.

 

Theo Trần Hoàng (Tiền Phong)

Nhiều người quan tâm

spot_img

Bài viết cùng tác giả

Gần 63% người dân đồng tình hạn chế xe cá nhân ở TP.HCM

Tin giải trí. Thứ Bảy, ngày 02/03/2019 09:48 AM (GMT+7) Qua phỏng vấn và khảo sát 35.000 phiếu trên địa bàn TP.HCM, đơn vị chức năng...

5 lưu ý giúp bạn luôn lái xe an toàn trong mọi trường hợp

Kiến thức cần biết. Thứ Bảy, ngày 03/03/2019 09:01 AM (GMT+7) Không đeo dây an toàn sẽ dẫn tới khả năng chấn thương trong trường hợp...

Ngắm dàn người đẹp nóng bỏng bên siêu xe tại triển lãm VietNam AutoExpo 2018

Người đẹp và xe. Thứ Bảy, ngày 02/03/2019 09:00 AM (GMT+7) Những cô gái trong triễn lãm xe tại Vietnam AutoExpo 2018 làm đốn tim phái...

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Hạn chế xe qua khu vực Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM

Tin giải trí. Thứ Sáu, ngày 01/03/2019 09:53 AM (GMT+7) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hỗ trợ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa...